Những bộ nhận diện thương hiệu (Brand Guidelines) của các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam cũng như thế giới luôn ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Vậy thay đổi nhận diện thương hiệu có sức mạnh như thế nào để khiến các “ông lớn” như Vinamilk, Pepsi… sẵn sàng từ bỏ ánh nhìn quen thuộc của khách hàng để khoác lên mình màu sắc mới?
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Brand Guidelines (hướng dẫn thương hiệu) hay bộ nhận diện thương hiệu là một tài liệu chi tiết mô tả các nguyên tắc và quy định để duy trì tính nhất quán và đồng nhất trong việc truyền thông hình ảnh và ngôn ngữ của một thương hiệu, từ đó tạo ra trải nghiệm dễ dàng nhận diện cho khách hàng.
Phát triển bộ nhận diện thương hiệu cần tập trung vào tính nhất quán
Tính nhất quán của thương hiệu phải được thể hiện rõ ràng trong bộ nhận diện thương hiệu (Brand Guidelines). Tính nhất quán của thương hiệu được tạo ra từ việc tuân thủ theo nguyên tắc duy trì sự đồng nhất và thống nhất khi sử dụng các yếu tố thương hiệu. Tức là áp dụng đồng nhất về logo, hình ảnh, tiếng nói thương hiệu, bảng màu, phong cách thiết kế… khi thực hiện các ấn phẩm truyền thông.
Khi Brand Guidelines được sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, dễ nhận diện và gây ấn tượng với khách hàng.
6 yếu tố cần có trong quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
1. Tổng quan về doanh nghiệp (Brand proposition)
Nhận diện được tổng quan về doanh nghiệp là một trong những yếu tố cốt lõi để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (Brand Guidelines). Đưa ra tuyên bố định vị thương hiệu thể hiện quan điểm, tầm nhìn và triết lý có thể giúp khách hàng hiểu rõ được nhân cách thương hiệu. Từ đó cho phép đối tác, khách hàng kết nối và truyền đạt thương hiệu của bạn hiệu quả hơn.
Sử dụng Sales Kit hoặc Media Kit sẽ là những bản tóm tắt về doanh nghiệp tuyệt vời để đối tác có thể nắm tổng quan các thông tin từ doanh nghiệp.
2. Logo
Logo là một trong những điểm chạm trực quan về doanh nghiệp khi khách hàng tiếp xúc, là dấu hiệu đầu tiên khiến khách hàng nhận ra bạn. Sẽ vô cùng tuyệt vời nếu Logo của doanh nghiệp tạo được sự chú ý và ấn tượng đối với khách hàng.
Mặc khác, sử dụng Logo không đồng bộ có thể làm giảm độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Hướng dẫn về Logo bao gồm: vị trí, kích thước tiêu chuẩn, màu sắc, tình huống sử dụng, yêu cầu về vùng trống.
3. Kiểu chữ (Typefaces)
Một yếu tố quan trọng không kém đó là kiểu chữ của doanh nghiệp. Ngoài việc dùng để sản xuất ấn phẩm, văn bản truyền thông… kiểu chữ còn thể hiện nhân cách thương hiệu (Brand Personality). Lựa chọn font chữ có chân, không chân, nét chữ mảnh hoặc dày… đều cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định sử dụng đồng nhất trong bộ nhận diện thương hiệu.
Những thông tin về kiểu chữ cần có: font chính, font phụ, font đặc biệt; khoảng cách giữa các ký tự và mỗi hàng; màu sắc chữ; kích cỡ.
4. Bảng màu thương hiệu (Color Palette)
Bảng màu thường bao gồm các mã màu hex (hoặc RGB/CMYK) và các mẫu màu sắc để sử dụng trong các thiết kế. Điều này giúp đảm bảo rằng màu sắc được sử dụng nhất quán và phản ánh đúng bản sắc của thương hiệu. Bảng màu thương hiệu thường bao gồm một màu chính và các màu phụ đi kèm để tạo nên sự đa dạng và linh hoạt trong thiết kế.
5. Hình ảnh (Imagery)
Là tập hợp các quy định về cách sử dụng hình ảnh để đại diện cho thương hiệu, bao gồm các nguyên tắc tiêu chuẩn về loại hình ảnh phù hợp, cách sắp xếp, định dạng, độ phân giải, phong cách, và cảm nhận mà mỗi hình ảnh cần truyền đạt. Hướng dẫn về hình ảnh trong Brand Guideline giúp đảm bảo rằng mọi hình ảnh được sử dụng đều nhất quán và phản ánh đúng bản sắc của thương hiệu.
6. Ngôn ngữ và tiếng nói thương hiệu (Verbal identity and Brand voice)
Đây là cách thương hiệu sử dụng ngôn từ, phong cách và cảm xúc trong việc giao tiếp với khách hàng. Nó thường phản ánh tính cách của thương hiệu và được xác định trong brand guideline.
Sổ tay hướng dẫn nhận diện thương hiệu có thực sự quan trọng đến vậy?
Cho dù bạn là một công ty khởi nghiệp non trẻ hay một tập đoàn toàn cầu, các nguyên tắc về thương hiệu đều rất quan trọng để mang lại những lợi ích sau:
-
Xây dựng phong cách chuyên nghiệp, uy tín
-
Tạo ra mối quan hệ lâu dài với đối tác
-
Loại bỏ những sự nhầm lẫn không đáng có
-
Giảm bớt các chi phí không cần thiết
-
Truyền thông nội bộ hiệu quả
-
Hỗ trợ nhận diện thương hiệu tốt nhất
Smartcom – Chuyên nghiệp hóa bộ nhận diện thương hiệu
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, Smartcom là nơi sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, đến với Smartcom khách hàng sẽ luôn được hưởng mức chi phí ưu đãi và phù hợp nhất với yêu cầu về đa dạng các gói dịch vụ truyền thông khác nhau.
Liên hệ và Tư vấn
Để liên hệ và tìm hiểu thêm về dịch vụ Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu uy tín tại Smartcom, quý khách hàng có thể để lại thông tin tại đây.